SỰ TƯƠNG TÁC CỦA 4 VỊ GIÁC: ĐẮNG, MẶN, CHUA, NGỌT

-Rượu quá chát (hay hàm lượng tannin cao) mà kết hợp với đồ ăn có vị chát hay đắng sẽ làm cho rượu trở nên khô và không thể uống được.
-Chất đạm làm giảm chất tannin trong rượu. Ví dụ uống rượu có nhiều vị chát với thịt bò chín tái sẽ rất ngon.
-Rượu vang chứa nhiều chất tannin kết hợp với thức ăn ngọt sẽ làm giảm độ ngọt của thức ăn, còn với thức ăn mặn sẽ làm tăng độ chát.
-Thức ăn mặn sẽ làm mất đi vị ngọt và tăng thêm mùi hoa quả của rượu ngọt.
-Rượu có hàm lượng axit cao nếu kết hợp với đồ ăn ngọt hoặc mặn sẽ giảm vị chua của rượu đi. Rượu có vị chua nhiều kết hợp rất ngon với các đồ ăn nhiều dầu.

Thứ tự dùng rượu vang trong bữa ăn:

Nhìn chung, người ta thường bắt đầu bằng rượu vang trẻ và kết thúc bằng những chai rượu vang lâu năm. 
* Rượu vang trắng được dùng trước vang đỏ. 
* Loại nhẹ trước loại nặng. 
* Rượu trẻ trước rượu đã trưởng thành. 
* Uống loại rượu vang lạnh trước các loại rượu vang để mát. 
* Uống rượu vang chua trước loại vang dịu 
* Uống loại vang thường trước loại vang ngon.

Đôi khi cũng có thể tuân thủ toàn bộ các quy tắc này. Tuy nhiên chúng ta có thể có một nguyên tắc chung là sự thích thú phải được tăng dần lên cũng như ta cảm thấy chai sau uống ngon hơn chai trước